Cuộc sống phát triễn, thu nhập cao hơn nên nhu cầu chăm sóc cho gia đình, cuộc sống của chúng ta cũng ngày được nâng cao. Máy phát điện năng lượng mặt trời cho gia đình ngày càng được đầu tư phổ biến rộng rãi. Tại Việt Nam nguồn năng lượng mặt trời được biết đến và sử dụng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Nhưng việc có nên đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời hay không? Vẫn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Vậy muốn biết nó có thực sự cần thiết không hãy theo dõi hết bài viết này cùng chúng tôi nhé!
1. Hệ thống lượng điện năng lượng mặt trời
Đây là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch, đáng tin cậy và mang lại nhiều giá trị cho con người. “Điện năng lượng mặt trời chính là nguồn năng lượng sạch được tạo ra từ việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện“
Việc khai thác thành công nguồn năng lượng mặt trời không những không ảnh hưởng đến môi trường mà còn mang lại vô vàn các tác dụng lợi ích khác.
2. Điểm mạnh và hạn chế của máy phát điện năng lượng mặt trời
* Điểm mạnh
Giảm tiền điện & thu lời
Đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp hay các tổ chức phi lợi nhuận. Thì hóa đơn tiền điện luôn đóng một phần lớn trong chi phí hàng tháng. Tuy nhiên với việc lắp đặt hệ thống máy phát điện năng lượng mặt trời sẽ tạo ra nguồn điện năng miễn phí cho các thiết bị điện.
Với mức giá thu mua điện của nhà nước là ~2000đ/số điện. Nếu như đầu tư hệ thống công suất lớn. Lượng điện dư ra sẽ được tự động hòa vào lưới điện quốc gia theo số đo trên đồng hồ điện 2 chiều. Từ đó thu lại được một khoản tiền đáng kể.
Lợi ích về môi trường
Hệ thống máy phát điện năng lượng mặt trời cho gia đình – doanh nghiệp sản sinh ra điện thông qua các tấm pin. Trong quá trình này không sinh ra khí thải.
Việc sử dụng hệ thống điện mặt trời cũng làm giảm tải gánh nặng cho các nhà máy phát điện. Nhất là máy nhiệt điện than.
Điều này làm giảm thiểu lượng CO2 mà các nhà máy phát điện thải ra làm ô nhiễm môi trường cũng như hiệu ứng nhà kính.
* Hạn chế
Chi phi đầu tư ban đầu khá tốn kém
Mỗi tấm pin năng lượng mặt trời có công suất nhỏ từ 6W đến 10W đã có giá từ 700.000đ đến 800.000đ.
Nếu như công suất lớn hơn. Ví dụ 175W thì mức giá lên tới 5 triệu đồng/tấm. Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của 1 gia đình nhỏ. Chi phí đầu tư ban đầu lên tới 50 – 60 triệu đồng. Đó là chưa kể đến việc có dư công suất để bán lại.
Với những dự án tiêu thụ lượng điện lớn hơn, công suất phải lớn hơn rất nhiều. Khi đó chi phí đầu tư cũng lên đến hàng trăm triệu đồng.
Khá bị động
Đây là vấn đề bất cứ nhà đầu tư máy phát điện năng lượng mặt trời cho gia đình – doanh nghiệp nào cũng có thể biết. Mặc dù Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, nhưng từ miền Trung trở ra vẫn tồn tại 2 mùa khô và mùa mưa.
Máy phát điện năng lượng mặt trời bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu như ánh sáng mặt trời không đủ mạnh thì công suất điện tạo ra thấp. Kéo theo các thiết bị tải điện hoạt động yếu ớt, không đủ phục vụ nhu cầu cơ bản chứ chưa nói đến việc bán điện.
Chi phí bảo trì
Chủ yếu điện năng lượng mặt trời là những tấm pin mặt trời. Chúng được thiết kế mỏng và rộng, tăng tối đa diện tích đón nắng (năng lượng mặt trời).
Trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh vấn đề bụi bám trên bề mặt tấm pin. Nếu lớp bụi quá dày sẽ khiến cho năng lượng được hấp thụ giảm đáng kể.
Để máy phát hoạt động tốt chúng ta phải vệ sinh lau sạch bề mặt tấm pin, đảm bảo diện tích tiếp xúc. Chi phí nhân công bảo trì, vệ sinh thường xuyên cũng không hề nhỏ.
3. Kết luận
Việc lắp đặt các máy phát điện năng lượng mặt trời cho gia đình, cơ quan, công xưởng đang trở thành làn sóng đầu tư mạnh mẽ. Nhất là sau khi lượng điện tiêu thụ và hóa đơn tiền điện tăng đột biến trong những ngày hè qua.
Tuỳ theo điều kiện kinh tế, nhu cầu sử dụng cũng như mục đích của gia đình bạn để bạn có thể đưa ra được quyết định có nên lắp đặt máy phát điện năng lượng mặt trời này không nhé.
Chúng tôi đã đưa ra những thông tin tham khảo để bạn đỡ lúng túng hơn trong việc tìm kiếm giải pháp của mình. chúc bạn tìm được sản phẩm phù hợp nhất nhé!