ỨNG DỤNG MÀNG HDPE TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM

Màng chống thấm HDPE là tên viết tắt Hight density polypropylenne, chứa 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại bao gồm cacbon đen, chất ổn định nhiệt, chất kháng tia UV. HDPE không độc hại với môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến các động thực vật tiếp xúc trực tiếp với màng HDPE, và có thể sử dụng là bể chứa nước ngọt. Ngoài ra còn rất phù hợp cho mô hình nuôi tôm hiện nay.

1. Màng chống thấm HDPE là gì?

Màng chống thấm HDPE có độ dày từ 0.02mm đến 3mm tuỳ theo quy trình sử dụng của khách hàng và mục đích sử dụng để lựa chọn loại màng chống thấm phù hợp.

Tuỳ theo độ dày và thương hiệu nhà sản xuất của màng hdpe sẽ chịu được dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp liên tục 8 giờ đồng hồ hằng ngày tại những nơi có nắng gay gắt như Việt Nam và các vùng cận nhiệt, cận vùng xích đạo.

Màng chống thấm HDPE sẽ khó mục hoá theo thời gian sử dụng, thời gian lên đến 20 năm hoặc 50 năm. Theo thống kê hiện tại, do màng chống thấm HDPE có độ bền cao trong suốt quá trình sử dụng nên đó cũng là lý do màng hdpe được sử dụng phổ biến hiện nay.

2. Ứng dụng của màng chống thấm HDPE trong thực tế hiện nay

– Tích trữ nước trong mùa khô hạn:

Đối với nông nghiệp tưới tiêu hằng ngày cho vườn cây ăn trái, rau quả hằng ngày rất là quan trọng. Hiện nay tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đạt ở mức cảnh báo cộng với nhiệt độ tăng cao phổ biến 35 – 37 độ, gây sự thiếu hụt nước ngọt nghiêm trọng tại đây trong suốt thời gian qua.

Sử dụng túi nhựa HDPE trữ nước hiệu quả cao cho mùa khô hạn, tích trữ nước ngọt trong sinh hoạt hằng ngày. Với ưu điểm túi nhựa HDPE là không bốc hơi, không sợ rách thủng hoặc thấm thẩm thấu từ bên ngoài vào. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm trữ nước trong mùa hè khô hạn rồi nhé!

Đối với hồ tích trữ nước để tưới tiêu: nên chọn loại có độ dày từ 0.5mm đến 0.75mm với khổ rộng tuỳ ý khách hàng và diện tích hồ tích trữ nước tối đa là 8m và chiều dài không giới hạn.

Đối với mương thoát nước: nên chọn màng chống thấm HDPE có độ dày từ 0.05mm đến 0.3mm tuỳ vào tính chất của từng dự án và định hình phức tạp khác nhau.

– Ứng dụng trong hồ nuôi trồng thuỷ sản:

Hiện nay, ngành nuôi tôm thẻ, tôm sú đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Nắm được các đặc điểm của mô hình nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi quản lý ao nuôi tôm tốt hơn và đem đến một mùa vụ bội thu. Các mô hình nuôi tôm công nghiệp phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính bằng màng HDPE:

Để áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính người nuôi cần phải đầu tư xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp, có sử dụng nhà lưới che chắn xung quanh. Lót bạt nhựa HDPE dưới đáy ao, trang bị máy vận hành xử lý nước trong ao và cho thức ăn tự động cho tôm trong ao.

Ngoài ra, phải xây dựng khung sắt, phủ màn, xây tường xung quanh hệ thống ao nuôi, hệ thống ao nuôi phụ trợ như các loại ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng,… tất cả các đáy ao đều phải được bao bọc kỹ bằng màng chống thấm HDPE hạn chế sự thấm, thất thoát nước ra ngoài.

Mô hình có thể giúp việc quản lý môi trường ao nuôi tôm thuận lợi đồng thời chủ động kiểm soát được dịch bệnh trong suốt quá trình chăm sóc, nuôi tôm. Mật độ nuôi có thể dao động từ 20 – 30 con/m2, tôm thành phẩm có trọng lượng từ 40-50 con/ kg trong thời gian thu hoạch khoảng 110 ngày.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng màng chống thấm HDPE:

Đối với mô hình này người nuôi sẽ không tốn quá nhiều cho vốn đầu tư ban đầu, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí từ khâu cải tạo ao nuôi, thả giống đến khâu chăm sóc và quản lý ao nuôi.

Mô hình nuôi tôm công nghiệp quảng canh cải tiến bằng màng chống thấm HDPE người nuôi cần xây dựng ao nuôi dạng hình vuông <15.000 m2. Diện tích mương chiếm khoảng 30% trên diện tích tôm nuôi, độ sâu mực nước >0,5m đối với trên trảng và > 1m đối với dưới kênh. Ngoài ra, cần phải xây dựng ao lắng, ao xử lý chiếm từ 10% đến 15% diện tích vuông tôm, mật độ 4-10 con/m2.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi bằng màng chống thấm HDPE:

Mô hình này đem lại hiệu quả cao đảm bảo an toàn sinh học và tạo ra nguồn thành phẩm sạch cho người tiêu dùng, hạn chế được mầm bệnh gây hại cho tôm, giảm chi phí đầu tư cho hồ tôm cũng như chi phí quản lý hồ tôm.

Việc áp dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể ao sẽ giúp người nuôi tôm quản lý được ao nuôi một cách hiệu quả. Xây dựng 4 hồ tôm với diện tích 500 m2/hồ; 2 hồ gièo với diện tích 100 m2/hồ; trang thiết bị hệ thống ao cấp, xử lý nước và được dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng bằng màng chống thấm HDPE.

– Ứng dụng trong sản xuất và thu hoạch ruộng muối:

Công việc làm muối nổi tiếng là vất vả vì luôn phụ thuộc vào thời tiết, mức độ nắng…mà công sức bỏ ra nhiều nhưng thu nhập không đáng bao nhiêu. Nắm rõ tình hình đó, hiện nay đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa hoc – kĩ thuật tiên tiến vào việc tìm kiếm, sáng chế ra sản phẩm hữu ích cho nhà nông hơn.

Màng lót ruộng muối HDPE là một trong những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cũng như mục đích, định hướng từ công ty. Việc tung sản phẩm màng lót ruộng muối ra thị trường mang lại cho diêm dân những lợi ích không nhỏ giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng muối làm ra.

Bạt HDPE lót ruộng muối là một biện pháp hữu hiệu giúp tăng năng suất và đảm bảo độ sạch của muối, giúp giá muối cao hơn giúp người nông dân tăng được thu nhập đáng kể. Bạt HDPE lót ruộng muối là một loại vật liệu thiết yếu cho nghề sản xuất muối hiện nay.

– Ứng dụng trong các nhà máy sản xuất:

Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa.

Chất thải công nghiệp trong các nhà máy sản xuất thường mang nhiều kim loại nặng cùng khả năng ăn mòn hóa học cao, nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm ngấm vào các mạch nước ngầm, làm ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như sức khỏe của con người.

  • – Bạt HDPE được chế tạo từ các hạt nhựa nguyên sinh (với hàm lượng 97.5%) và hàm lượng nhỏ 2.5% Cacbon (c) đen, vì vậy bạt HDPE có cường độ chịu kéo và độ dãn dài ra rất lớn.
  • – Màng chống thấm HDPE có các ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực như xử lý chống thấm đê, đập, lòng hồ thuỷ lợi, hồ chứa nước sinh hoạt, hồ xử lý nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư,…
  • – Sử dụng màng HDPE làm bể lắng, bể xử lý nước thải trong hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư dựa trên tính năng trơ hóa học, độ bền cơ lý và độ bền sinh học sao, từ đó ngăn nước thải ngấm, rỉ nước thải ra môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến đất và môi trường xung quanh bể chứa
  • – Sử dụng màng chống thấm hdpe là một biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát và hợp vệ sinh, đồng thời chống xói mòn khu vực quanh bể chứa nước thải, tiết kiệm chi phí, thời gian vận hành.
  • – Màng chống thấm hdpe lót đáy làm lớp chống thấm cho các nhà máy thải xỉ, nhà máy hoá chất, phân bón , ngăn các loại hoá chất độc hại thẩm thấu làm ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu công nghiệp. Màng chống thấm hdpe làm lớp lót đáy cho các bồn bể chứa xăng dầu